Thursday, October 30, 2014
Sunday, October 26, 2014
Phan Chi Retire Party
Đánh dấu 15 năm&5tháng làm việc tại Lãnh sự quán Mỹ Saigon vừa đuợc về hưu vào giữa tháng 10 năm nay. Bạn bè 3/72 Nội cùng Ng minh Phuớc (Ngọai) đã có bữa nhậu chung cùng PHAN CHI 31. Mừng bạn sau 1 tuần nghỉ ngơi đã có việc làm ngay, lu bu suốt từ sáng tới tối vì phải phụ chăm sóc cháu ngọai mới sanh đuợc 1 tuần. Duới cùng là hình chụp lại ảnh cũ trung đội 323 khóa372 .Nhận ra 1 số khuôn mặt như Bành minh Huy, Đạng mạnh Truờng,Nguyển ngọc Thụ , Nguyễn tá Hùng..Tô nam Đài. Hải 323
Wednesday, October 22, 2014
Bái Tạ
Kính gửi tất cả các HT đồng khóa 372
Xin được thay mặt Mẹ và các em trong gia đình, cúi đầu bái tạ tình cảm thương mến quý HT đã dành cho chúng tôi qua những chia sẻ, thăm hỏi và an ủi trước sự ra đi của Chồng, Cha, Ông, Ông cố chúng tôi, Cụ ông Trần Như Cương, pháp danh Tuệ Quang.
Đặc biệt xin bái tạ tất cả anh em 372 ở nhà - cùng bạn Phước mới từ Hoa Kỳ về thăm gia đình- đã đến tận nơi thắp hương phúng viếng và tiễn đưa Cha chúng tôi ngày Ông lên đường trở về với cát bụi,
Vì nhiều điều khó khăn khiến cá nhân tôi không thể có mặt và các em tôi vì buồn đau, bối rối chắc chắn đã không tránh khỏi những thiếu sót khi đón tiếp các HT, kính xin quý bạn, quý HT niệm tình miễn chấp.
Kính bái,
Trần Như Hùng 314
Xin được thay mặt Mẹ và các em trong gia đình, cúi đầu bái tạ tình cảm thương mến quý HT đã dành cho chúng tôi qua những chia sẻ, thăm hỏi và an ủi trước sự ra đi của Chồng, Cha, Ông, Ông cố chúng tôi, Cụ ông Trần Như Cương, pháp danh Tuệ Quang.
Đặc biệt xin bái tạ tất cả anh em 372 ở nhà - cùng bạn Phước mới từ Hoa Kỳ về thăm gia đình- đã đến tận nơi thắp hương phúng viếng và tiễn đưa Cha chúng tôi ngày Ông lên đường trở về với cát bụi,
Vì nhiều điều khó khăn khiến cá nhân tôi không thể có mặt và các em tôi vì buồn đau, bối rối chắc chắn đã không tránh khỏi những thiếu sót khi đón tiếp các HT, kính xin quý bạn, quý HT niệm tình miễn chấp.
Kính bái,
Trần Như Hùng 314
Tuesday, October 21, 2014
Phúng viếng đám tang cụ Ông thân phụ của HT Trần như Hùng.
Thưa các HT 3/72,
Sau khi Hồ Liệu liên lạc qua Úc và biết đuợc địa chỉ,chiều thứ ba 21/10/2014 một số bạn bè tại Saigon cùng với Nguyễn minh Phuớc 321 từ Mỹ mới về đã tới phúng viếng đám tang cụ Ông thân phụ của HT Trần như Hùng.
Hải 323
Sau khi Hồ Liệu liên lạc qua Úc và biết đuợc địa chỉ,chiều thứ ba 21/10/2014 một số bạn bè tại Saigon cùng với Nguyễn minh Phuớc 321 từ Mỹ mới về đã tới phúng viếng đám tang cụ Ông thân phụ của HT Trần như Hùng.
Hải 323
Sunday, October 19, 2014
ĐÀ LẠT LẬP ĐÔNG - MỘT VÙNG KÝ ỨC
Để nhớ về một Đà Lạt của ngày xưa đó…
Những ngày lập đông ở quê nhà, một người bạn đồng hương gởi cho một carte postale chụp cảnh Đà Lạt mù sương trên một vùng đồi núi điệp trùng… Mình cảm ơn bạn, lời cảm ơn tha thiết… Không chỉ vì “Đà Lạt lập đông” của bạn quá đẹp quá thơ… mà còn vì tấm ảnh đã gợi lên trong mình biết bao điều tưởng rằng đã chôn kín… Xin cảm ơn, cảm ơn người bạn cũ. Vì với mình, mặc dù tấm ảnh không có Nhà Thờ Con Gà, không Hotel Palace, không Hồ Xuân Hương với cầu Ông Đạo, không Café Thủy Tạ soi mặt nước hồ… và không và không không rất nhiều thứ của Đà Lạt xưa cũ… Nhưng những dải sương mờ dưới thung lũng với ngôi nhà mồ hắt hiu của những cư dân người Lạch - với chút tình yêu hương xa trong ký ức vẫn còn, cũng gợi lại trong mình rất nhiều những ngày Đà Lạt đầu tiên của một thằng con trai Huế, thằng cù lần tuổi 22, ở cuối thu đầu đông 1973, của những ngày đầu sĩ quan trưởng công trường xây dựng dinh Thủ Tướng trên đường đi Cam Ly… Làm răng quên được những đêm một mình vào phòng trà Duy Tân đường Yersin, lòng xa vắng, những tình khúc Trịnh Công Sơn, nhưng không từ Kh.Ly mà từ là một em thơm tho nào đó của phố núi mịt mùng… Những buổi chiều lành lạnh, loanh quanh khu Hòa Bình, trời lạnh mà rất khô, áo khoác ngoài field jacket, râu ria trẻ trung thiếu vẻ quân phong, một chút phong trần của đời trai “dang dở”, để"chiều một mình qua phố, âm thầm nhớ nhớ tên em…” và nhớ luôn những bạn bè trang lứa, với chút may mắn hơn, đang bình yên trong những giảng đường ngoài đó, những Phước, những Tiến, những Quyết, những Quyền… và những ai ai nữa đã đi vào bề bộn của cuộc đời tui. Rồi Café Tùng với khói Pall Mall phiền não… Một mình, cuộc đời anh bắt đầu buồn rồi đó MĐ ơi! Rồi bài hát Pleiku được đem về Đà Lạt với tiếng hát thầm của người lính trẻ "đi dăm phút đã về chốn cũ, một buổi chiều nao lòng bỗng bâng khuâng…” Đó là đêm Noel 73, mình đưa Khánh Chi đi lễ khuya, cô gái Đà Lạt gốc Huế, mình không có đạo nên đứng ngoài sân, nhìn những người đẹp diện áo quần đón Chúa mà lòng nôn nao, các em Đà Lạt quá đặc biệt, má hây hây, hai phần tiếp hậu tròn tròn múp múp rất là thấy ghét, người ta nói mấy em vì lên đồi xuống dốc nhiều quá cho nên mới ra cớ sự như rứa đó. Mỗi bước đi là mỗi bước toàn thân nhún nhảy loay hoay… hè hè! Cho tui nhớ về Khánh Chi, người con gái Huế xa Huế từ thời đệ nhất Cộng Hòa. Chi ngoan đạo, xa Huế đã lâu nhưng vẫn đầy chất Huế cũ, vẫn tóc thề ngang vai, vẫn anh ơi răng rứa… tóm lại vẫn tất cả ngọt ngào của một Huế tình yêu của tui. Nhà Chi ở đầu con đường Nhà Chung, con đường nhỏ đi xuống Trại Bò, shop nhỏ bán bánh kẹo kèm theo vài cái bàn café quen thuộc mà ngày mô thiếu úy Huỳnh cũng đóng đô mỗi tối. Đêm Noel đó trời quá lạnh, nghe nói khoảng 12 độ Celcius. Mình đứng ngoài sân Nhà Thờ, cảm nhận gió lạnh từ phía Hồ Xuân Hương thổi lên từng cơn, cho người run từng chập, nhưng trong lòng mình vẫn ấm, vì sắp cùng “Chúa nhỏ” đi loanh quanh trong đêm Thánh vô cùng này. Nghĩ đến đó mình không còn thấy lạnh nữa, hì hì!…
Thế nhưng cuộc chiến tranh đã kéo những người thanh niên qua nhiều giong ruổi… Gần hai năm sau, chiều tối 29 tháng 3/75, mình đã gặp lại Đà Lạt, trong một tâm thế khác. Một thiếu úy, một tài xế và 4 hạ sĩ quan chất nổ, trên một chiếc ben 5 tấn độc hành ngược đèo Bellevue. Trời như buồn cho vận nước, âm u và tĩnh lặng vô cùng. Suốt một con đèo dài không ai qua lại… Những sinh viên Võ Bị cuối cùng, ngụy trang cây lá, đang di tản bộ xuống đèo về Phan Rang. Có người bạn nào của tui trong đoàn lui binh chiều hôm đó. Bỗng nhớ lại hình ảnh hồi sáng ở hậu cứ đèo Rù Rì - Nha Trang, tất cả sĩ quan Ban chỉ huy tiểu đoàn xếp hàng ngang đứng tiễn mình ngay cổng, các đàn anh đứng nghiêm chào tiễn biệt thằng em thiếu úy trẻ nhất tiểu đoàn, chào tiễn biệt hay là chào vĩnh biệt thì cũng rứa. Thiệt tình mình chẳng nghĩ chi, lính mà, nhiệm vụ được giao thì thi hành thôi. Làm sao biết được thời khắc đó những đàn anh trong tiểu đoàn đang nghĩ gì??? Sau này khi đã vào trại tập trung rồi… mình mới nghĩ lại, chuyến đi ngày đó chẳng khác nào chuyến đi cảm tử… Những thằng lính non nớt đi ngu ngơ trong một chiến trường không còn ai kiểm soát… Giờ thứ hai mươi lăm, những chuyến đi không hẹn ngày trở lại… Nhưng còn ai trồng khoai đất này, mình trẻ nhất, cấp bậc nhỏ nhất, thì cũng xứng lòng để nhận nhiệm vụ ê chề nhất. Ôi công danh và sự nghiệp, có ai muốn chăng con chốt trắng chốt đen trong cuộc cờ tàn. Nhưng dù chi mình cũng thằng con trai thời tao loạn, đâu thể yếu lòng! Chỉ tiếc giờ đó không có ai làm bạn thiết Cao Tiệm Ly đến tiễn Kinh Kha - Huỳnh bơi qua “sông Dịch”…
Xe qua khỏi cổng tiểu đoàn, mình lạnh lùng nhìn qua kính chiếu hậu, còn thấy các đàn anh vẫy tay chào theo, mình đưa tay ra ngoài vẫy lại, với tất cả lòng kính trọng quân kỷ quân giai…
Trở về Đà Lạt mình mang nhiệm vụ bất khả thi, không phải xây dựng mà là hủy diệt: phá hủy lò phản ứng Trung Tâm Nguyên Tử Đà Lạt, và phòng thí nghiệm vật lý Trường Võ Bị trước khi thành phố lọt vào tay “phe địch”. Tại Bộ chỉ huy hành quân tiểu khu, mình thoáng chút lãng mạn, làm sao ra nhìn Đà Lạt một lần cuối, biết đâu sau này sẽ xa “Em” mãi mãi. Một chiếc Honda dame của ai đó ở tiểu khu cho mượn, lòng vòng khu Hòa Bình trong đêm giới nghiêm âm u ngột ngạt, thành phố đã di tản với cửa đóng then cài, các nhà hàng Shanghai, Ngọc Lan đã tự niêm phong, một vài sạp hàng sau chợ vẫn còn bóng người lục đục. Không khí chiến tranh bàng bạc các nơi. Nhưng chiến tranh với tất cả bất ngờ vốn có, đã cuốn mình và các đệ tử theo một dòng chảy khác… Có lệnh mới sáng hôm sau phải theo đoàn convoy xuôi về hướng Di Linh. Mà theo tin rầm rì ở Phòng hành quân tiểu khu thì Bảo Lộc đã bị “tràn ngập” từ trưa 27/3 và có lẽ hôm nay Di Linh chắc đang căng thẳng lắm. Nhiệm vụ cụ thể là bọc hậu cho phe mình “rút lui chiến thuật”, rút đến đâu cắt cầu ngang đến đấy để “phe địch” khó bám theo “phe ta”. Mình về chỗ nghỉ báo cho các đệ tử biết hướng công tác mới. Các đệ tử, mà nhỏ nhất cũng hơn mình 6, 7 tuổi đời, “thiếu úy ơi, làm sao cho tụi em về với vợ con nghe!” Mình xót ruột, làm sao làm sao làm sao, thiếu úy cũng như chiếc lá nhỏ nhoi trôi trong dòng suối lớn, trong cuộc chơi cay đắng này. Cả một đất nước, cả một đoàn quân, còn phiêu bạc nổi trôi, huống chi thân phận nhỏ nhoi của “thầy trò” mình… Ngẫm nghĩ suy tính, mình lại lên BCH tiểu khu xin điều chỉnh phương tiện hành quân, xin kế hoạch tự đi xe ben cơ hữu chứ không theo đoàn công-voa tiếp viện, để làm chi, để dễ bề xoay xở, để còn “có chân” mà chạy ngược chạy xuôi (?!). Dù sao cũng phải nghĩ đến những đàn em trực tiếp, tổ quốc ơi tôi đớn đau để nghe Người réo gọi…
Có lẽ cái thao lược, cái táo bạo của mình là chỗ đó, là quyết định xin ra tiền phương bằng chiếc xe ben cơ hữu. Vì chính nhờ chiếc xe thân yêu đó, phải nói như vậy, mình đưa được anh em về lại hậu cứ đèo Rù Rì nửa khuya 31/3 rạng ngày 1/4. Gần ba trăm cây số, với đèn sương mù, và tốc độ ẩu tả trên những con đường chết. Nha Trang ngày trở về, không phải thẩn thơ một mình trên bãi khuya như trong ca khúc của bác Phạm Duy, mà Nha Trang ngày trở về của tui, của những người lính chuyên viên mìn bẫy, là một thành phố chết, quá khác xa với Nha Trang trước đó 3 ngày, những barriers kẽm gai ngổn ngang trên các đầu cầu Xóm Bóng, cầu Hà Ra. Những ngọn đèn đường tắt ngúm mịt mờ, phố xá lặng lờ như đầy ma quái… Khi xe về ngay cổng tiểu đoàn, mình bảo Lưu tài xế cho lên đèn pha, cả tiểu đoàn chưa ai ngủ, người người nhốn nháo.
-Xe ai. Xe ai???
-Xe thằng Lưu, thiếu úy Huỳnh về rồi!
Mình nghe giọng Sài Gòn của đại úy Bửu Đệ Nhị:
-Ai, thằng Huỳnh về há? Thằng Huỳnh về rồi à???…
Từ khu gia binh, mấy người vợ lính túa ra, ôm chồng mình… rồi quay qua ôm thiếu úy, “Thiếu úy ơi, tưởng thiếu úy dẫn mấy ổng đi luôn rồi chớ!!!” Mình không cầm được nước mắt, cũng rưng rưng với những thân phận nhỏ nhoi và tội nghiệp khốn cùng đó…
Khi mình về đến phòng sĩ quan độc thân, hai thiếu úy 3/72 bạn là Nguyễn Thái Hòa và Huỳnh Hiếu Thuận (dân Kiến Trúc SG) hỏi công việc, mình chỉ nói ngày mai tui dzọt Sài Gòn, ai đi thì theo tui. Hai ông bạn ngạc nhiên, mình trả lời tỉnh rót, mình thua rồi, thua nhanh lắm đó! Hai ông bạn thắc mắc, “bộ mày không chờ lệnh thiếu tá à?” “Chờ à, thiếu tá cũng đang binh đường của thiếu tá!”. Đêm nằm suy nghĩ, sáng mai sẽ cho Lưu đánh xe ra công trường cầu Hòn Khói bốc hai phuy dầu còn ngoài đó và sẽ đi vòng qua ngã By-pass để vào thẳng Cam Ranh… Thế nhưng năm giờ sáng lệnh thiếu tá nhanh hơn, kêu mình lên gặp, mình theo tài xế của “sếp” đến phòng gia binh tiểu đoàn trưởng.
-Sao hồi đêm về không lên gặp anh?
-Dạ, em thấy khuya quá sợ phiền thiếu tá nên định sáng nay lên báo cáo sớm!
Khuôn mặt thiếu tá hình như giãn ra:
-Sao? Công việc trển sao rồi?
-Dạ chiều qua tụi em làm cây cầu ĐN xong rồi… Chắc không yên đâu thiếu tá…
-Rồi lệnh đâu mà trở về?
Ý ông hỏi có lệnh về không hay là chém vè,… mình đành phải bộc bạch:
-Dạ trưa hôm qua, đại tá Ng Hợp Đoàn hạ trực thăng trên đồi Đại Ninh, làm việc bên Tiểu đoàn ĐPQ bảo vệ cầu xong kêu em vào hỏi công việc cầu Đại Ninh và cho lệnh khẩn cấp đưa lính về hướng Di Linh… Em thấy mấy ông có vẻ bối rối nên em đơn phương quyết định để tự cứu lính mình…
Thiếu tá nghe xong trầm ngâm, im lặng khá lâu:
-Thôi, em về phòng nghỉ đi, chờ lệnh tiểu đoàn đừng đi đâu ra ngoài nữa!
Mình trở về chambre, gần đến phòng độc thân, Huỳnh Hiếu Thuận le te chạy ra báo tin:
-Nè Huỳnh ơi, BBC mới đưa tin quân đội Nam Việt Nam vừa phá hủy một cây cầu lớn trên đường 20 rồi mậy…
Mình không trả lời Thuận, im lặng về giường nằm, đoạn đường sắp tới sẽ thế nào, cả một quốc gia đang bơi, và mình cũng đành ngụp lặn cùng vận nước… Những bạn bè trang lứa ơi, những người bạn hiền của tui ơi. Ai đó trong bạn bè, vẫn thường trách cứ, răng mi cứ nhắc hoài chuyện quá khứ, vui mà sống với tương lai chớ! Mình xin lỗi bạn bè, làm răng mà quên được. Đó, gần bốn mươi năm trôi qua rồi còn chi, nhưng đoạn phim xưa vẫn còn rành rọt quá, có cảm thông không, cả một đoạn đời trai trẻ của mình nằm nơi đó. Cả trước và sau là bảy năm cho cuộc chiến tranh, một chặng đời không ít. Nhưng dù sao cũng xin cảm ơn những ngày chiến tranh tàn khốc đó, đã cho mình xuôi ngược trên những nẻo đường quê hương, để yêu hơn mảnh đất gian khó này. Để nhớ lâu, những “cánh rừng” bông dã quỳ vàng rực mỗi mùa Xuân về trên vùng đồi núi Blao, trên những con đường đồi dọc quốc lộ 20 dẫn về Đà Lạt. Hay những trưa nắng mù đôi mắt, xe băng băng trên quốc lộ 1 qua vùng đất Tháp Chàm Phan Rang, hay vùng khô hạn Lương Sơn Chợ Lầu Phan Rí Cửa…
Cảm ơn và cảm ơn, trong cuộc thua này tui đi tìm chiến thắng khác… Chiến thắng cái yếu đuối nhỏ nhen của bản thân mình… Đúng thôi, những cái mất thì rõ ràng rồi đó, nhưng những cái được thì dễ chi nhìn thấy!!!
Một ngày cuối tuần nhớ chuyện cũ - SG 09/2012
THÁI HUỲNH
Những ngày lập đông ở quê nhà, một người bạn đồng hương gởi cho một carte postale chụp cảnh Đà Lạt mù sương trên một vùng đồi núi điệp trùng… Mình cảm ơn bạn, lời cảm ơn tha thiết… Không chỉ vì “Đà Lạt lập đông” của bạn quá đẹp quá thơ… mà còn vì tấm ảnh đã gợi lên trong mình biết bao điều tưởng rằng đã chôn kín… Xin cảm ơn, cảm ơn người bạn cũ. Vì với mình, mặc dù tấm ảnh không có Nhà Thờ Con Gà, không Hotel Palace, không Hồ Xuân Hương với cầu Ông Đạo, không Café Thủy Tạ soi mặt nước hồ… và không và không không rất nhiều thứ của Đà Lạt xưa cũ… Nhưng những dải sương mờ dưới thung lũng với ngôi nhà mồ hắt hiu của những cư dân người Lạch - với chút tình yêu hương xa trong ký ức vẫn còn, cũng gợi lại trong mình rất nhiều những ngày Đà Lạt đầu tiên của một thằng con trai Huế, thằng cù lần tuổi 22, ở cuối thu đầu đông 1973, của những ngày đầu sĩ quan trưởng công trường xây dựng dinh Thủ Tướng trên đường đi Cam Ly… Làm răng quên được những đêm một mình vào phòng trà Duy Tân đường Yersin, lòng xa vắng, những tình khúc Trịnh Công Sơn, nhưng không từ Kh.Ly mà từ là một em thơm tho nào đó của phố núi mịt mùng… Những buổi chiều lành lạnh, loanh quanh khu Hòa Bình, trời lạnh mà rất khô, áo khoác ngoài field jacket, râu ria trẻ trung thiếu vẻ quân phong, một chút phong trần của đời trai “dang dở”, để"chiều một mình qua phố, âm thầm nhớ nhớ tên em…” và nhớ luôn những bạn bè trang lứa, với chút may mắn hơn, đang bình yên trong những giảng đường ngoài đó, những Phước, những Tiến, những Quyết, những Quyền… và những ai ai nữa đã đi vào bề bộn của cuộc đời tui. Rồi Café Tùng với khói Pall Mall phiền não… Một mình, cuộc đời anh bắt đầu buồn rồi đó MĐ ơi! Rồi bài hát Pleiku được đem về Đà Lạt với tiếng hát thầm của người lính trẻ "đi dăm phút đã về chốn cũ, một buổi chiều nao lòng bỗng bâng khuâng…” Đó là đêm Noel 73, mình đưa Khánh Chi đi lễ khuya, cô gái Đà Lạt gốc Huế, mình không có đạo nên đứng ngoài sân, nhìn những người đẹp diện áo quần đón Chúa mà lòng nôn nao, các em Đà Lạt quá đặc biệt, má hây hây, hai phần tiếp hậu tròn tròn múp múp rất là thấy ghét, người ta nói mấy em vì lên đồi xuống dốc nhiều quá cho nên mới ra cớ sự như rứa đó. Mỗi bước đi là mỗi bước toàn thân nhún nhảy loay hoay… hè hè! Cho tui nhớ về Khánh Chi, người con gái Huế xa Huế từ thời đệ nhất Cộng Hòa. Chi ngoan đạo, xa Huế đã lâu nhưng vẫn đầy chất Huế cũ, vẫn tóc thề ngang vai, vẫn anh ơi răng rứa… tóm lại vẫn tất cả ngọt ngào của một Huế tình yêu của tui. Nhà Chi ở đầu con đường Nhà Chung, con đường nhỏ đi xuống Trại Bò, shop nhỏ bán bánh kẹo kèm theo vài cái bàn café quen thuộc mà ngày mô thiếu úy Huỳnh cũng đóng đô mỗi tối. Đêm Noel đó trời quá lạnh, nghe nói khoảng 12 độ Celcius. Mình đứng ngoài sân Nhà Thờ, cảm nhận gió lạnh từ phía Hồ Xuân Hương thổi lên từng cơn, cho người run từng chập, nhưng trong lòng mình vẫn ấm, vì sắp cùng “Chúa nhỏ” đi loanh quanh trong đêm Thánh vô cùng này. Nghĩ đến đó mình không còn thấy lạnh nữa, hì hì!…
Thế nhưng cuộc chiến tranh đã kéo những người thanh niên qua nhiều giong ruổi… Gần hai năm sau, chiều tối 29 tháng 3/75, mình đã gặp lại Đà Lạt, trong một tâm thế khác. Một thiếu úy, một tài xế và 4 hạ sĩ quan chất nổ, trên một chiếc ben 5 tấn độc hành ngược đèo Bellevue. Trời như buồn cho vận nước, âm u và tĩnh lặng vô cùng. Suốt một con đèo dài không ai qua lại… Những sinh viên Võ Bị cuối cùng, ngụy trang cây lá, đang di tản bộ xuống đèo về Phan Rang. Có người bạn nào của tui trong đoàn lui binh chiều hôm đó. Bỗng nhớ lại hình ảnh hồi sáng ở hậu cứ đèo Rù Rì - Nha Trang, tất cả sĩ quan Ban chỉ huy tiểu đoàn xếp hàng ngang đứng tiễn mình ngay cổng, các đàn anh đứng nghiêm chào tiễn biệt thằng em thiếu úy trẻ nhất tiểu đoàn, chào tiễn biệt hay là chào vĩnh biệt thì cũng rứa. Thiệt tình mình chẳng nghĩ chi, lính mà, nhiệm vụ được giao thì thi hành thôi. Làm sao biết được thời khắc đó những đàn anh trong tiểu đoàn đang nghĩ gì??? Sau này khi đã vào trại tập trung rồi… mình mới nghĩ lại, chuyến đi ngày đó chẳng khác nào chuyến đi cảm tử… Những thằng lính non nớt đi ngu ngơ trong một chiến trường không còn ai kiểm soát… Giờ thứ hai mươi lăm, những chuyến đi không hẹn ngày trở lại… Nhưng còn ai trồng khoai đất này, mình trẻ nhất, cấp bậc nhỏ nhất, thì cũng xứng lòng để nhận nhiệm vụ ê chề nhất. Ôi công danh và sự nghiệp, có ai muốn chăng con chốt trắng chốt đen trong cuộc cờ tàn. Nhưng dù chi mình cũng thằng con trai thời tao loạn, đâu thể yếu lòng! Chỉ tiếc giờ đó không có ai làm bạn thiết Cao Tiệm Ly đến tiễn Kinh Kha - Huỳnh bơi qua “sông Dịch”…
Xe qua khỏi cổng tiểu đoàn, mình lạnh lùng nhìn qua kính chiếu hậu, còn thấy các đàn anh vẫy tay chào theo, mình đưa tay ra ngoài vẫy lại, với tất cả lòng kính trọng quân kỷ quân giai…
Trở về Đà Lạt mình mang nhiệm vụ bất khả thi, không phải xây dựng mà là hủy diệt: phá hủy lò phản ứng Trung Tâm Nguyên Tử Đà Lạt, và phòng thí nghiệm vật lý Trường Võ Bị trước khi thành phố lọt vào tay “phe địch”. Tại Bộ chỉ huy hành quân tiểu khu, mình thoáng chút lãng mạn, làm sao ra nhìn Đà Lạt một lần cuối, biết đâu sau này sẽ xa “Em” mãi mãi. Một chiếc Honda dame của ai đó ở tiểu khu cho mượn, lòng vòng khu Hòa Bình trong đêm giới nghiêm âm u ngột ngạt, thành phố đã di tản với cửa đóng then cài, các nhà hàng Shanghai, Ngọc Lan đã tự niêm phong, một vài sạp hàng sau chợ vẫn còn bóng người lục đục. Không khí chiến tranh bàng bạc các nơi. Nhưng chiến tranh với tất cả bất ngờ vốn có, đã cuốn mình và các đệ tử theo một dòng chảy khác… Có lệnh mới sáng hôm sau phải theo đoàn convoy xuôi về hướng Di Linh. Mà theo tin rầm rì ở Phòng hành quân tiểu khu thì Bảo Lộc đã bị “tràn ngập” từ trưa 27/3 và có lẽ hôm nay Di Linh chắc đang căng thẳng lắm. Nhiệm vụ cụ thể là bọc hậu cho phe mình “rút lui chiến thuật”, rút đến đâu cắt cầu ngang đến đấy để “phe địch” khó bám theo “phe ta”. Mình về chỗ nghỉ báo cho các đệ tử biết hướng công tác mới. Các đệ tử, mà nhỏ nhất cũng hơn mình 6, 7 tuổi đời, “thiếu úy ơi, làm sao cho tụi em về với vợ con nghe!” Mình xót ruột, làm sao làm sao làm sao, thiếu úy cũng như chiếc lá nhỏ nhoi trôi trong dòng suối lớn, trong cuộc chơi cay đắng này. Cả một đất nước, cả một đoàn quân, còn phiêu bạc nổi trôi, huống chi thân phận nhỏ nhoi của “thầy trò” mình… Ngẫm nghĩ suy tính, mình lại lên BCH tiểu khu xin điều chỉnh phương tiện hành quân, xin kế hoạch tự đi xe ben cơ hữu chứ không theo đoàn công-voa tiếp viện, để làm chi, để dễ bề xoay xở, để còn “có chân” mà chạy ngược chạy xuôi (?!). Dù sao cũng phải nghĩ đến những đàn em trực tiếp, tổ quốc ơi tôi đớn đau để nghe Người réo gọi…
Có lẽ cái thao lược, cái táo bạo của mình là chỗ đó, là quyết định xin ra tiền phương bằng chiếc xe ben cơ hữu. Vì chính nhờ chiếc xe thân yêu đó, phải nói như vậy, mình đưa được anh em về lại hậu cứ đèo Rù Rì nửa khuya 31/3 rạng ngày 1/4. Gần ba trăm cây số, với đèn sương mù, và tốc độ ẩu tả trên những con đường chết. Nha Trang ngày trở về, không phải thẩn thơ một mình trên bãi khuya như trong ca khúc của bác Phạm Duy, mà Nha Trang ngày trở về của tui, của những người lính chuyên viên mìn bẫy, là một thành phố chết, quá khác xa với Nha Trang trước đó 3 ngày, những barriers kẽm gai ngổn ngang trên các đầu cầu Xóm Bóng, cầu Hà Ra. Những ngọn đèn đường tắt ngúm mịt mờ, phố xá lặng lờ như đầy ma quái… Khi xe về ngay cổng tiểu đoàn, mình bảo Lưu tài xế cho lên đèn pha, cả tiểu đoàn chưa ai ngủ, người người nhốn nháo.
-Xe ai. Xe ai???
-Xe thằng Lưu, thiếu úy Huỳnh về rồi!
Mình nghe giọng Sài Gòn của đại úy Bửu Đệ Nhị:
-Ai, thằng Huỳnh về há? Thằng Huỳnh về rồi à???…
Từ khu gia binh, mấy người vợ lính túa ra, ôm chồng mình… rồi quay qua ôm thiếu úy, “Thiếu úy ơi, tưởng thiếu úy dẫn mấy ổng đi luôn rồi chớ!!!” Mình không cầm được nước mắt, cũng rưng rưng với những thân phận nhỏ nhoi và tội nghiệp khốn cùng đó…
Khi mình về đến phòng sĩ quan độc thân, hai thiếu úy 3/72 bạn là Nguyễn Thái Hòa và Huỳnh Hiếu Thuận (dân Kiến Trúc SG) hỏi công việc, mình chỉ nói ngày mai tui dzọt Sài Gòn, ai đi thì theo tui. Hai ông bạn ngạc nhiên, mình trả lời tỉnh rót, mình thua rồi, thua nhanh lắm đó! Hai ông bạn thắc mắc, “bộ mày không chờ lệnh thiếu tá à?” “Chờ à, thiếu tá cũng đang binh đường của thiếu tá!”. Đêm nằm suy nghĩ, sáng mai sẽ cho Lưu đánh xe ra công trường cầu Hòn Khói bốc hai phuy dầu còn ngoài đó và sẽ đi vòng qua ngã By-pass để vào thẳng Cam Ranh… Thế nhưng năm giờ sáng lệnh thiếu tá nhanh hơn, kêu mình lên gặp, mình theo tài xế của “sếp” đến phòng gia binh tiểu đoàn trưởng.
-Sao hồi đêm về không lên gặp anh?
-Dạ, em thấy khuya quá sợ phiền thiếu tá nên định sáng nay lên báo cáo sớm!
Khuôn mặt thiếu tá hình như giãn ra:
-Sao? Công việc trển sao rồi?
-Dạ chiều qua tụi em làm cây cầu ĐN xong rồi… Chắc không yên đâu thiếu tá…
-Rồi lệnh đâu mà trở về?
Ý ông hỏi có lệnh về không hay là chém vè,… mình đành phải bộc bạch:
-Dạ trưa hôm qua, đại tá Ng Hợp Đoàn hạ trực thăng trên đồi Đại Ninh, làm việc bên Tiểu đoàn ĐPQ bảo vệ cầu xong kêu em vào hỏi công việc cầu Đại Ninh và cho lệnh khẩn cấp đưa lính về hướng Di Linh… Em thấy mấy ông có vẻ bối rối nên em đơn phương quyết định để tự cứu lính mình…
Thiếu tá nghe xong trầm ngâm, im lặng khá lâu:
-Thôi, em về phòng nghỉ đi, chờ lệnh tiểu đoàn đừng đi đâu ra ngoài nữa!
Mình trở về chambre, gần đến phòng độc thân, Huỳnh Hiếu Thuận le te chạy ra báo tin:
-Nè Huỳnh ơi, BBC mới đưa tin quân đội Nam Việt Nam vừa phá hủy một cây cầu lớn trên đường 20 rồi mậy…
Mình không trả lời Thuận, im lặng về giường nằm, đoạn đường sắp tới sẽ thế nào, cả một quốc gia đang bơi, và mình cũng đành ngụp lặn cùng vận nước… Những bạn bè trang lứa ơi, những người bạn hiền của tui ơi. Ai đó trong bạn bè, vẫn thường trách cứ, răng mi cứ nhắc hoài chuyện quá khứ, vui mà sống với tương lai chớ! Mình xin lỗi bạn bè, làm răng mà quên được. Đó, gần bốn mươi năm trôi qua rồi còn chi, nhưng đoạn phim xưa vẫn còn rành rọt quá, có cảm thông không, cả một đoạn đời trai trẻ của mình nằm nơi đó. Cả trước và sau là bảy năm cho cuộc chiến tranh, một chặng đời không ít. Nhưng dù sao cũng xin cảm ơn những ngày chiến tranh tàn khốc đó, đã cho mình xuôi ngược trên những nẻo đường quê hương, để yêu hơn mảnh đất gian khó này. Để nhớ lâu, những “cánh rừng” bông dã quỳ vàng rực mỗi mùa Xuân về trên vùng đồi núi Blao, trên những con đường đồi dọc quốc lộ 20 dẫn về Đà Lạt. Hay những trưa nắng mù đôi mắt, xe băng băng trên quốc lộ 1 qua vùng đất Tháp Chàm Phan Rang, hay vùng khô hạn Lương Sơn Chợ Lầu Phan Rí Cửa…
Cảm ơn và cảm ơn, trong cuộc thua này tui đi tìm chiến thắng khác… Chiến thắng cái yếu đuối nhỏ nhen của bản thân mình… Đúng thôi, những cái mất thì rõ ràng rồi đó, nhưng những cái được thì dễ chi nhìn thấy!!!
Một ngày cuối tuần nhớ chuyện cũ - SG 09/2012
THÁI HUỲNH
Saturday, October 11, 2014
Thursday, October 9, 2014
TIỆC ĐÁNH DẤU 33 NĂM KẾT HÔN CỦA HT ĐỖ QUANG HƯNG
Ngẫu nhiên, HT Đỗ Quang Hưng là người “có duyên” với con số 33. Hồi mới lớn, mới biết uống bia thì chỉ có “La Bière” 33 của hãng B.G.I. là phổ biến nhất tại Việt Nam. Lớn lên, vào Trường Bộ Binh Thủ Đức thì HT Hưng được xếp vào Đại Đội 33. Ngày 26 tháng 9 năm nay đánh dấu 33 Năm Kết Hôn của HT Hưng và chị nhà - Thủy. (Trước đó một hôm là sinh nhật Henry - con trai của hai người.)
Chiều thứ Sáu 26 tháng 9, HT Hưng và chị nhà đã mời các bạn đồng khóa 3/72 tại GTA đến dự tiệc mừng tại tư gia. Tuần trước đó, HT Hưng đã cho biết là muốn tổ chức đúng ngày kỷ niệm 33 Năm Kết Hôn, và đã hỏi ý xem có HT nào bận không đến được hay chăng. May mắn làm sao, ai cũng nhận lời sẽ đến dự 33rd Anniversary của HT Hưng & chị nhà - Thủy, dù có vài người vẫn phải đi làm ngày hôm đó nhưng xong việc sẽ đến.
Thế là tại buổi tiệc mừng chiều hôm đó, có đủ mặt, gồm: HT Mão 344 và chị nhà, HT Hương 323 và chị nhà, HT Dũng Đoàn 321, HT Dũng Lê 313, HT Nghĩa 313, cùng với HT Hưng 334 và chị nhà, dĩ nhiên.
Trong hình chỉ thiếu chị nhà của HT Hưng vì bận làm “phó nhòm”.
Nấu nướng, bày bàn, dọn ăn… một tay “nội tướng” của HT Hưng lo hết. Buổi tiệc thịnh soạn lại nhiều món ăn và rất ngon miệng; bia ướp lạnh đủ hiệu (phải chi còn bia 33 chính hiệu Sài-gòn mà HT Hưng đã có trước đó khoảng 2 tháng) đã “cơn khát” trong một ngày trời thật đẹp và nóng tưởng như còn đang mùa hè!
HT Mão 344 vẫn rất “tình” bên chị nhà - Sen. (ảnh từ IPad Nguyễn Mão.)
Còn “cặp” này thì cùng Đại Đội 32. Dũng Đoàn 321 (bên trái), Hương 323 (bên phải).
Tiếng cười giòn như pháo nổ. Phần Ka ra sao cũng ô kê sôi nổi chưa từng thấy ở các buổi họp mặt trước đó của nhóm 3/72 GTA. Các “chị nhà” hát say sưa và lôi cuốn nhất. Mấy chàng không thấy hát bao giờ, hôm nay cũng ê a hát theo.
Hưng 334 (bên trái) và Dũng Lê 313 (bên phải).
"Cặp" này là Dũng Lê 313 (bên trái) và Hương 323 (bên phải).
Ca say mê đến híp cả mắt.
Anniversary thì phải có cắt bánh kỷ niệm, có mở quà, Ổ bánh thật đẹp và ý nghĩa. Ngoài món quà chung của các HT 3/72 GTA, HT Hương và chị nhà còn tặng riêng HT Hưng & chị nhà -Thủy một món quà cũng ý nghĩa không kém. (xem trong ảnh kèm theo.)
"Tuyên bố lý do", HT Hưng run run ngỏ lời rằng, ngoài mục đích mừng 33 Năm Kết Hôn, HT Hưng và chị nhà mời các HT 3/72 đến đây tham dự cũng là để cảm tạ tấm lòng ưu ái của các bạn đồng khóa 3/72 đã vào thăm, đã hỏi han ân cần trong thời gian HT Hưng nằm bệnh viện và ngay cả sau khi rời bệnh viện về nhà.
Chuẩn bị cắt bánh mừng 33rd Anniversary.
Người ta thường chúc “Trăm Năm Hạnh Phúc”, nên các bạn đồng khóa cùng chúc HT Hưng 334 (Nhảy Dù) Cố Gắng thêm 67 năm hôn nhân nữa.
Món quà rất ý nghĩa do HT Hương 323 và chị nhà - Cúc tặng.
Run run mở món quà từ các bạn đồng khóa 3/72. (Tha hồ mà “save” hình chụp trong các cuộc họp mặt 3/72 GTA nhé!)
Sau khi tan tiệc, trên đường về, HT Dũng Đoàn cứ tấm tắc khen HT Hưng hát…. “Anh Còn Nợ Em” xuất sắc!
(NN ghi nhanh)
Chiều thứ Sáu 26 tháng 9, HT Hưng và chị nhà đã mời các bạn đồng khóa 3/72 tại GTA đến dự tiệc mừng tại tư gia. Tuần trước đó, HT Hưng đã cho biết là muốn tổ chức đúng ngày kỷ niệm 33 Năm Kết Hôn, và đã hỏi ý xem có HT nào bận không đến được hay chăng. May mắn làm sao, ai cũng nhận lời sẽ đến dự 33rd Anniversary của HT Hưng & chị nhà - Thủy, dù có vài người vẫn phải đi làm ngày hôm đó nhưng xong việc sẽ đến.
Thế là tại buổi tiệc mừng chiều hôm đó, có đủ mặt, gồm: HT Mão 344 và chị nhà, HT Hương 323 và chị nhà, HT Dũng Đoàn 321, HT Dũng Lê 313, HT Nghĩa 313, cùng với HT Hưng 334 và chị nhà, dĩ nhiên.
Trong hình chỉ thiếu chị nhà của HT Hưng vì bận làm “phó nhòm”.
Nấu nướng, bày bàn, dọn ăn… một tay “nội tướng” của HT Hưng lo hết. Buổi tiệc thịnh soạn lại nhiều món ăn và rất ngon miệng; bia ướp lạnh đủ hiệu (phải chi còn bia 33 chính hiệu Sài-gòn mà HT Hưng đã có trước đó khoảng 2 tháng) đã “cơn khát” trong một ngày trời thật đẹp và nóng tưởng như còn đang mùa hè!
HT Mão 344 vẫn rất “tình” bên chị nhà - Sen. (ảnh từ IPad Nguyễn Mão.)
Còn “cặp” này thì cùng Đại Đội 32. Dũng Đoàn 321 (bên trái), Hương 323 (bên phải).
Tiếng cười giòn như pháo nổ. Phần Ka ra sao cũng ô kê sôi nổi chưa từng thấy ở các buổi họp mặt trước đó của nhóm 3/72 GTA. Các “chị nhà” hát say sưa và lôi cuốn nhất. Mấy chàng không thấy hát bao giờ, hôm nay cũng ê a hát theo.
Hưng 334 (bên trái) và Dũng Lê 313 (bên phải).
"Cặp" này là Dũng Lê 313 (bên trái) và Hương 323 (bên phải).
Ca say mê đến híp cả mắt.
Anniversary thì phải có cắt bánh kỷ niệm, có mở quà, Ổ bánh thật đẹp và ý nghĩa. Ngoài món quà chung của các HT 3/72 GTA, HT Hương và chị nhà còn tặng riêng HT Hưng & chị nhà -Thủy một món quà cũng ý nghĩa không kém. (xem trong ảnh kèm theo.)
"Tuyên bố lý do", HT Hưng run run ngỏ lời rằng, ngoài mục đích mừng 33 Năm Kết Hôn, HT Hưng và chị nhà mời các HT 3/72 đến đây tham dự cũng là để cảm tạ tấm lòng ưu ái của các bạn đồng khóa 3/72 đã vào thăm, đã hỏi han ân cần trong thời gian HT Hưng nằm bệnh viện và ngay cả sau khi rời bệnh viện về nhà.
Chuẩn bị cắt bánh mừng 33rd Anniversary.
Người ta thường chúc “Trăm Năm Hạnh Phúc”, nên các bạn đồng khóa cùng chúc HT Hưng 334 (Nhảy Dù) Cố Gắng thêm 67 năm hôn nhân nữa.
Món quà rất ý nghĩa do HT Hương 323 và chị nhà - Cúc tặng.
Run run mở món quà từ các bạn đồng khóa 3/72. (Tha hồ mà “save” hình chụp trong các cuộc họp mặt 3/72 GTA nhé!)
Sau khi tan tiệc, trên đường về, HT Dũng Đoàn cứ tấm tắc khen HT Hưng hát…. “Anh Còn Nợ Em” xuất sắc!
(NN ghi nhanh)
Welcome Nguyễn thành Long 314
Tối qua tại Sea food Cove, chúng tôi đã có một một buổi cơm thân mật welcome Nguyễn Thành Long 314 ,vừa rủ áo từ quan ,làm một chuyến nam du california.... một buổi tối thật vui vẽ, với những trận cười té ghế qua sự pha trò của H/t Hưng314 !!! (Vợ chồng Thọ, vợ chồng B Hùng, vợ chồng Trọng, Hưng,Long, Đức & vợ chồng Nam )
Sunday, October 5, 2014
Kỷ Niệm Đệ Tam Chu Niên 3/72 GTA
Theo sự gợi ý của HT Lý Quế Hương 323, chiều thứ Bảy 20 tháng 9/2014, sáu HT 3/72 đã tề tựu tại BCH (tư gia HT Nguyễn Mão 344) ở Brampton, để, trước là mừng Đệ Tam Chu Niên 3/72 GTA, kế đó dùng cơm tối, sau là nhâm nhi tách trà (và thay vì ngâm thơ thì) ca ra Ô Kê và ngắm hoa quỳnh nở.
Quỳnh nhà HT Nguyễn Mão thơm hay môi em thơm? (ảnh do Lý Quế Hương chụp)
Tuân lệnh về BCH có 6 HT: Nguyễn Mão 344, Đỗ Quang Hưng 334, Lý Quế Hương 323, Đoàn Chí Dũng 321, Lê Quang Dũng 313 và Nguyên Nghĩa 313.
Hàng ngồi, từ trái sang phải:Lê Quang Dũng, Lý Quế Hương, Đỗ Quang Hưng. Hàng đứng: Nguyên Nghĩa, Đoàn Chí Dũng, Nguyễn Mão.
Còn 2 HT khác không thấy hồi đáp là Trần Anh Tuấn 312 và Vũ Đức Thùy 343. (Được biết có cả thảy 8 HT 3/72 cư ngụ trong vùng GTA.)
Thiết tưởng nên kể “lịch sử” là hồi tháng 3 năm 2011, hai HT Mão 344 và Hưng 334 đã tình cờ gặp nhau lần đầu tiên trong sở làm, Tháng sau đó, hai chàng bèn tạo cơ hội để cùng nâng ly mừng cuộc hội ngộ 3/72 bất ngờ .
Sang tháng 7/2012, trong cuộc họp mặt tại BCH Brampton có thêm người thứ 3 là Nguyên Nghĩa 313. Lúc đó mới “té ra” Nguyên Nghĩa cũng là “dân” Trừ Bị 3/72, (Trước đó mấy chàng này đã “nghe tên” nhau qua một số sinh hoạt cộng đồng nhưng không ngờ cùng khóa.)
Mùa hè năm sau đó, cuộc họp mặt tại Brampton có thêm 3 HT nữa: Lý Quế Hương 323, Đoàn Chí Dũng 321 và Trần Anh Tuấn 312. Cũng nhờ chuyến đi sang Little Saigon dự cuộc Hội Ngộ lần II của Khóa 3/72 Trừ Bị Thủ Đức đầu tháng 7/2013 mà 2 HT Hương và Nghĩa bắt liên lạc được với HT Tuấn.
Trong những dịp họp mặt kế tiếp có sự hiện diện của 1 HT nữa là Lê Quang Dũng, cùng Trung đội 313 với HT Nghĩa trong thời gian ở Trường Bộ Binh Thủ Đức.
Như vậy, ngày hôm nay đánh dấu 3rd Anniversary của 3/72 GTA.
"Đụng hàng": Hưng Đỗ & Dũng Lê
Tình cờ nhờ dịp này mọi người mới phát giác ra: HT Lý Quế Hương 323 "còn đêm nào vui bằng đêm… hôm nay" vì hôm nay cũng là sinh nhật HT Hương. Sau khi nghe HT Mão mờiuống trà ngắm hoa quỳnh nở, HT Nghĩa nổi… thi hứng, tỏ ý "Anh mang cho tôi một tách trà", HT Hương nổi… nhạc hứng, buột miệng ra câu hát: "Quỳnh thơm hay môi em thơm?" (trong lúc “chị Hương” còn đang loay hoay trong bếp).
"Áo chàng vàng, anh về yêu hoa Cúc": HT Lý Quế Hương và nội tướng Cúc.
Gần 9 giờ đêm, trong không gian family room vang lừng tiếng hát Karaoke của HT Dũng Lê 313 và HT Hưng Đỗ 334, có 5 đóa quỳnh bắt đầu nở. Chầm chậm nhưng nhận thấy rất rõ, thoảng hương, tuyệt đẹp. HT Mão cho biết một vài tuần trước đó cũng đã có 4 đóa quỳnh nở. Quả là HT Mão có tay chăm sóc hoa!
HT Hưng Đỗ và nội tướng bên các đóa quỳnh… thơm.
Ka ra sao cũng Ô Kê: Dũng Lê & Hưng Đỗ.
Quỳnh nhà HT Nguyễn Mão thơm hay môi em thơm? (ảnh NN)
HT Nguyễn Mão và nội tướng bên hoa quỳnh.
Sau “hiệp 2”, cuộc vui Kỷ Niệm Đệ Tam Chu Niên 3/72 GTA mới chịu bế mạc vào… chiều hôm sau, Chủ nhật 21 tháng 9/2014.
NN ghi nhanh
Subscribe to:
Posts (Atom)