Friday, July 30, 2010

Chúc Mừng Huynh Trưởng Đàm Hữu Phước

Hôm nay, ngày 31 tháng 7 năm 2010, hôn lễ Ái Nữ của ĐHPhước sẽ được tổ chức tại Hoa Kỳ, Mến gởi đến Cháu lời chúc hạnh phúc và chung vui cùng HT ĐHPhước.

Trần Quốc Hùng 322 -Saigon.

Thursday, July 29, 2010

Thư Mời

Hello HT Phiệt,

Thank you for your sympathy to the success of our daughter.

With your stay in Chicago from Sep 2 to Sept 8 we can get together.
How is about Monday Sep 4, the Labor Day holiday. My wife will be off this day so it is wonderful if we can get together. BTW, HT Phúc (living in Chicago suburban) and I has already discussed about getting together this day.

We will confirm this with HT Phúc if this OK with you.

Duc 312

Wednesday, July 28, 2010

Bích Trân on China TV as News Reporter


Trong thời gian thực tập ở một bệnh viên hàng đầu ở Shanghai as internship trong chương trình trao đổi của Chicago Medical School (CMS) trong mùa hè 2010, cháu Bích Trân đã may mắn được mời làm xướng ngôn viên truyền hình cho một TV station tại đây. Xin đính kèm ảnh cháu chụp tại bệnh viện trong lúc làm internship và hình chụp lúc cháu sắp sửa thu hình cho một buổi truyền hình.

Cháu sẽ trở về Chicago vào Thứ Bảy 7/31 này để chuẩn bị cho năm học thứ hai tại CMS.

Đức 312

Saturday, July 24, 2010

Chúng Tôi Muốn Sống



Cùng các huynh trưởng 372 của tôi,
Tôi là Nguyễn Trung Thuận 322. Ra trường Thủ Đức, tôi bị "Cọp liếm" hay tôi tình nguyện "liếm Cọp"(gì đó). Đến nay, tôi cũng không thèm nhớ rõ nữa.
Nhưng có điều này, tôi nhớ rất rõ :
* Suốt hơn ba mươi bảy năm, tôi vẫn cố sống, cố làm đủ thứ nghề để cố mà sống (mặc dù "tôi đã muốn ra đi nhiều lần, trùng dương vỗ sóng gào, ghềnh đá men san hô..." nhưng chẳng được). Nôm na như ông bà ta nói "cá sống vì nước". Mà đã là cá thì cho dù ao tù, nước đọng; hay đại dương bao la xanh thẳm, vẫn phải sống cùng, sống với. Thế thôi.
Tôi vẫn sinh con, đẻ cái. Vẫn bạn mới, đào tơ đủ điều. Nhưng đâu đó trong tận cùng sâu thẳm, tôi vẫn thấy thiêu thiếu một cái gì ?
* Dạo tháng 8 năm hai lẻ chín, vào một ngày tựa như mọi ngày, tôi bỗng nhận được một cuộc gọi. Người gọi tôi bên kia đầu dây xưng tên là Bửu Vân. Anh ta nói anh ta là khóa 372, tôi còn nhớ anh ta không, có thể đến quán ( tên gì đó tôi quên) để gặp một số bạn bè cũ không.
Tôi nhận lời. Nhưng tôi suy nghĩ một chút : Bửu Vân nào ? Khóa 372 ? Bạn bè cũ nào...?. Và tôi đã đến. (Biệt Động mà ! Sợ ai !)
* Và kể từ hôm đó, tôi biết ra tôi đã thiêu thiếu cái gì trong cuộc sống suốt ba mươi bảy năm qua.
Hồi trước tới giờ tôi vẫn lên net. Đọc báo nước đục, nước trong.Vẫn phim phiếc sếch siếc lung tung... nhưng chỉ thi thoảng năm mười nửa tiếng và vợ tôi không mấy quan tâm. Sau ngày gặp lại anh em cùng khóa, tôi ngồi trước máy nhiều hơn, có khi một hai giờ sáng vẫn lách cách bàn phím. Tất nhiên bà xã tôi để ý, sanh nghi và đã nhằn nhò này kia. Bà nào chẳng thế. Tôi đã phải kiên nhẩn phân bua, tỏ bày...
Và đến bây giờ, "nàng" đã hiểu, đã cảm thông.
Thuở anh hai mươi hai, hai mươi bốn, anh đâu biết em là ai. Anh trẻ măng trai tráng, anh súng đạn đó đây. Pleiku trời thấp trời cao, Dục Mỹ rừng núi sình lầy, Chương Thiện đêm Thánh xót xa, Kà Tum Bổ Túc, Trản Táo băng rừng kiếm măng...
Thuở đó là của anh, bạn bè cũ là của riêng bọn anh. Hồi xưa nhợt nhạt mù mờ. Bây giờ từng cái tên, từng chữ lót anh thuộc làu làu.
Em hiểu, em trân trọng : Cảm ơn đời ! Cảm ơn em !
Ai căm ghét kẻ thù bằng chúng tôi ? Ai tri ân bàn tay chìa ra cứu giúp bằng chúng tôi. Thiên hướng chính trị chúng ta đều có. Nhưng có cần thiết lúc nào, ở đâu chúng ta cũng phải bày tỏ không ?
Và thật vô lý và hơi mất thời gian khi vài hôm nay mở máy ra, đọc toàn là lời qua tiếng lại. (Mà của ai kia chứ ? Của anh em mình cả đấy thôi !).
Nhưng đã là dân chủ thì phải thế. Nhưng không phải cứ là dân chủ thì cải nhau tối ngày. Nó là chuyện nhỏ. Nhỏ như con thỏ. Tôi nghĩ thế.
Chính trị và quan điểm chính trị của mỗi cá nhân gộp lại, cũng có thể tạo thành một vườn hồng bao la. Nhưng ( vườn hồng bao la đó) có sánh nổi đôi cánh huyền diệu của tình đồng liêu (chúng ta) chỉ muốn bay qua những đại dương ?
Có lúc bản thân tôi cũng vì một chút giận hờn trẻ con mà lặn sâu tám thước. Rồi không biết vì cái (thiêng liêng) gì, tôi đã trồi lên, để thở, để viết lách, để giận hờn trôi đi; để tiếng hát vang động quân trường :
" Một, hai, ba, bốn . Một, hai, ba, bốn.
Anh em ơi ! "
(Đem mồ hôi pha với đường... nấu chè... đậu xanh ! )
Còn bao nhiêu thời gian nữa đâu ? "Cuộc đời đó có bao lâu, mà hửng hờ".
Chúng ta hãy sống !
"Chúng tôi muốn sống"
Một giờ bốn lăm sáng rồi .
Thuận 372 .

Hình Ảnh Một Buổi Chiều

Thân gửi quý huynh trưởng cảm nghĩ của bà xã tôi về ngày họp mặt khóa 3/72 SQTBTĐ Tâm 334

Tôi xin mượn tưa đề của một bài hát để viết về một buổi chiều thật đẹp, một buổi chiều mà dường như trời cũng chiều lòng các “chàng trai thế hệ” trong buổi họp mặt khóa 3/72 Sinh viên sĩ quan trừ bị Thủ Đức.

Được biết đây là lần hội ngộ đầu tiên sau đúng 38 năm từ ngày nhập ngũ.

“ Ba mươi tám năm,
Đàn trẻ thơ nay đã lớn,
Và chàng trai nay đã già…” ( Nhạc Phan Văn Hưng )

Chưa! Các anh chưa già. Tôi vẫn thấy thấp thoáng hình ảnh chàng trai trẻ sinh viên sĩ quan đầy nhiệt huyết qua những cái xiết tay thật chặt, qua những nụ cười chào đón thật rạng rỡ và ánh mắt chan hòa niềm vui.

Tôi đã được dư nhiều buổi họp mặt, từ các hội ái hữu các trường trung học, liên trường, đồng hương v…v… nhưng chưa bao giờ tôi cảm thấy thân tình , vui và thoải mái như lần này.

Sau khi hai đứa tôi, giống như những cặp khác, đóng vai “ cô dâu chú rể “ chụp hình lưu niệm, chúng tôi về bàn. Tôi ngồi cạnh Dung, bà xã anh Khanh, một người bạn nối khố của ông chồng tôi, và hai người bạn tuy mới quen mà đã thấy mến là Trân và Lệ, bà xã của anh Vĩnh và anh Cương.


Ban tổ chức đã gợi nhớ rất nhiều đến những ngày quân trường gió cát và răm rắp kỷ luật qua giọng đanh thép “ Nghiêm, Nghỉ “ của anh Bá Hùng. Anh Điệp đã dẫn chương trình thật duyên dáng tự nhiên, mang lại cho chúng tôi nhiều nụ cười thích thú. Các tiết mục đơn ca của những ca sĩ tài tử cây nhà lá vườn có thể xem là những “ mầm non “ đầy hứa hẹn (?)

Tôi thích nhất là màn hợp ca của cả hội trường với cách đếm nhịp “ đầy ấn tượng “ của anh Bá Hùng. Chúng tôi vừa vỗ tay, vừa hát theo, những bài hát hào hùng sôi động của tuổi trẻ và trong một lúc tôi cảm thấy ngây ngất như đang trở lại tuổi đôi mươi tràn trề nhựa sống, lứa tuổi tươi đẹp mà các anh, mà chúng ta, đã mất mát rất nhiều, trong và sau cuộc chiến.

Có lẽ sẽ hào hứng hơn nếu có thêm tiết mục kể chuyện, những câu chuyện vui buồn đời quân ngũ, những kỷ niệm khó quên về tình bạn, về các mối tình khoai lang, khoai môn, khoai mì … (Cứ “ thành thật khai báo, sẽ được khoan hồng “ )

Trong tinh thần đùa nghịch của “ tuổi trẻ “ (?) xin được gửi đến các anh bản nhạc “ Tôi Yêu “ của Đức Huy, mà tôi đã mạn phép đổi lời cho…hợp tình hợp cảnh, xem như vòng hoa của các em gái hậu phương tặng các anh tiền tuyến, tuy đã không thắng trên chiến trường nhưng đã chiến thắng và luôn ngự trị trong trái tim của các em.

Tôi yêu nhắc chuyện cũ ngày xưa
Ngu ngơ tuổi học trò
Và yêu đời lính
Tôi thương những mảnh đời xính vính
Thời mất nước tội tù
Và thành tích vượt biên ,
Và tôi đã yêu thêm,
Đời tỵ nạn thần tiên
Tự do và huy hoàng
Kẹt lại là điêu tàn….
Tôi yêu ăn phở xen kẽ cơm
Uống bia có bạn hiền (hay có người hầu ?)
Và solo về Việt Nam
Tôi yêu quê nhà nhiều cam bưởi
Yêu cứu cô gái nghèo
Và tôi cũng yêu em
Và tôi vẫn yêu em
Buồn vui đã bao phen
Em là cơm nhà
Em lại …có quà
Tôi yêu những sáng dậy thật “xung”
Thể dục chạy vòng vòng
Lạ lùng- chuyện đau nhức!
Tôi yêu chẳng bao giờ …hết sức,
Hoang đường-thuốc tăng lực!
Để tôi mãi yêu em
Để tôi mãi yêu em
Nồng nàn như mới quen
Sẽ không ca bài
“ Tha anh đêm này “
Tôi yêu cuộc sống thật thảnh thơi
Kết thân với mọi người
Và yêu lên net
Tôi yêu khi vợ cười toe toét
Yêu con sớm nên người,
Và tôi khoẻ như voi !
Và tôi rất yêu ai ,
Vững vàng ,chẳng sờn lay
Yêu sao một ngày
Việt Nam đổi thay

Phùng Mạnh Tâm 334

Thư Mời


July 04 2010 Viet Nam
Đúng: Thuận, Hùng, Bền, Vũ, Lâm và Chi.
Ngồi: Vân, Nghiêm, Thễ, Hùng (Kẽm) và Cứ.
Đào Danh Đúc và Phu Nhân Thăm Quê Nhà - March 2010

47 Năm Hội Ngộ 01-09-2019

45 Năm Hội Ngộ 03-09-2017

43 Năm Hội Ngộ 05-09-2015

41 Năm Hội Ngộ 06-07-2013

38 Năm Hội Ngộ 04-07-2010