Monday, August 13, 2012

Khóa 372 đóng góp 2100 USD - ĐNH "CÁM ƠN ANH KỲ 6"

 HT Duật, Đông , Trung trao tiền cho ban tổ chức ĐNH 'Cám Ơn Anh' kỳ 6

Chân thành cám ơn

Chào anh, chị Bá Hùng.

Chúng tôi chân thành cám ơn anh và chị Bá Hùng đại diện các bạn cùng Khóa 3/72 đã điện thoại, Email chia buồn , gửi hoa phúng điếu và đích thân đến tiễn đưa linh cữu mẹ của chúng tôi đến nơi an nghỉ cuối cùng.
Cá nhân tôi đặc biệt nhờ anh Bá Hùng gửi lời cám ơn chân thành của tôi đến từng anh em Khóa 3/72 Nội và Ngoại.
Tất cả các anh em trong gia đình chúng tôi xin cám ơn tất cả các bạn.
Thân mến.
Trần Huy Quang

Sunday, August 12, 2012

Xin Đa Tạ

Thân gừi các bạn khóa 3/72.

Thay mặt gia đinh tôi xin cám ơn tất cả các bạn đã đến viếng thăm, goi loi chia buon và đưa linh cửu nhạc mẫu tôi đến nơi an nghị cuối cùng.

Xin đa tạ.

Nguyển tá Hùng 323

Saturday, August 11, 2012

Cafe Chia Tay 372 Nội

Truoc khi tro ve lai CANADA

Quoc rat cam on nhung chan tinh cua cac HT 372 noi da danh cho Q. nhan chuyen ve VN tham gia-dinh va gap lai cac ban de on lai nhung ky-niem cua thoi trai tre cua chung minh va tham hoi nhau ve moi thu !!!.....Hen gap lai cac ban lan sau.Chuc cac ban va Than Quyen that nhieu suc-khoe.
Than.
Q.314


Phân Ưu cùng Gia Đình Trần Huy Quang và Nguyển Tá Hùng

Được tin buồn
 Thân mẫu NT Trần Huy Quang Đại Đội Trưởng Đại Đội 32
 Cũng là Nhạc Mẫu cũa HT Nguyễn Tá Hùng 
 Khóa 3/72 SQTB/TĐ:
 
 
 Bà Trần Xuân Được
 Nhủ danh DƯƠNG THỊ THANH 
 
 
 Đả từ trần vào lúc 2 giờ 45 sáng ngày 3 tháng 8 năm 2012 (tức ngày 16 tháng 6 năm Nhâm thìn) Hưởng thọ 96 tuổi
 
 
 Chúng tôi thành thật chia buồn cùng anh Quang, Hùng và tang quyến. Nguyện cầu hương hồn cụ bà Dương Thị Thanh sớm về Miền Cực Lạc 
 
 
 KHÓA 3/72 SQTB/TĐ
 Quốc Nội và Hải Ngoại 
 
 
 THÀNH KÍNH PHÂN ƯU

Thursday, August 9, 2012

Họp Mặt 8/8/2012 - Sài Gòn

Anh em 3/72 Nội có tổ chức một bữa nhậu vào trưa ngày 8/8/2012 để chiêu đãi Nguyễn mạnh Tường 32 và Vũ ngô Quốc 31. Do có hẹn trước nhưng cuối cùng ở dưới tỉnh ko về kịp nên Quốc hẹn cuối tuần sẽ đi uống cafe' sau. 2 người tới trễ ko có trong hình chụp là Nguyễn thành Cứ 34 và Lê Thể 33.
Phòng thì kín,rượu vào lời ra, ai dành nói cứ nói , ai ko nghe mặc kệ nên Phạm lê Vỹ 34 mới từ Mỹ về có nhận xét : " Cái ồn ào của tụi 3/72 Nội này thì tất cả các chợ ở Saigon thua hết " còn Nguyễn ngọc Thụ thì ngà ngà dựa tường lắc đầu " ko biết bao nhiêu deciben ".
Em gái tiếp viên váy ngắn giò dài dễ thương được các anh ưu ái. Bửu Vân thì cầm ly rượu Vodka cho uống, uống xong được Hùng cận mớm mồi liền.

Wednesday, August 1, 2012

Nghề đạp xe xích lô

Hi quý Ht,

Lúc nầy ở nhà buồn quá ,sáng nào cũng vậy trước khi vệ sinh cá nhân,T mở máy và mở email sẵn để khi nào đánh răng rửa mặt xong là đọc ngay.Thấy các Ht viết văn hay qúa nên cũng bắt chước viết vài dòng gọi là chút qùa mọn để mong chia sẻ những nỗi gian truân nhọc nhằn mà mình đã từng trải với quý HTcũng như với các con tôi nếu có lúc nào đó chúng nó tình cờ đọc được.Mong quý Ht cố gắng đọc cho biết và xin đừng cười "viết như hạch mà cũng bài đặc viết".Nếu quý Ht có nhận xét như vậy là T mãn nguyện rồi vì điều đó nói lên rằng quý Ht đã chịu khó đọc hết hay ít nhất là có mở ra và đã đọc một vài câu.Thành thật cám ơn qúy Ht.

Nghề đạp xe xích lô
Mở đầu.
 Sau khi đưọc thả năm 81 từ trại tù Suối Máu ,Biên Hòa ,tôi đã về sống với vợ và đứa con trai đầu lòng ở đường Nguyễn Trãi Q5,con trai tôi lúc tôi đi tù thì nó mới một tuổi và nay nó đã 7 tuổi rồi.Thời gian quả trôi qua nhanh quá mới đó mà đã 6 năm rồi!.Sau vài tháng nghỉ ngoi cũng như về quê thăm lại Ba Mẹ cùng các em sau bao ngày xa cách, tôi đã đi làm bốc xếp ở Trạm 3 VLXD thành phố Sài Gòn sau bưu điện Q 5.Trong thời gian ở đây, việc bốc xếp quả là một công việc nặng nhọc,nhất là về vật liệu xây dựng,suốt ngày quần quật với sắt thép xi măng,đinhtán con ốc...con người lúc nào cũng dơ dáy bẩn thiểu và đầy buị bậm nhưng... mà có tiền.Vì chỉ là nhân viên tạm thời nên việc lãnh lương tùy theo việc làm.Hôm nào có việc thì có tiền còn không thì lảnh lương vợ.Mặc dù làm việc cực nhọc như thế nhưng cuối tuần khi lãnh tiền, mình cảm thấy rất vui và rồi những cái cực nhọc trong tuần qua hầu như chạy đâu mất,nhất là khi chiều về đưa số tiền vừa lãnh cho bà xã và thấy nét mặt rạng rở của bả làm lòng mình vui khôn tả được.

Theo thời gía năm 81 cuả công ty VLXD ,khi bốc một cái ghế sắt xếp lên xe từ cơ sở về kho( rất nhẹ nhàn),trạm sẽ trả 1 đồng VN,trong khi bốc 1 tấn xi măng từ xe" lô bồi"hay sắt thép vô kho thì trạm chỉ trả 1 đồng 50 xu.

Một ngày nếu chất 1000 chiếc ghế nầy lên xe và xuống kho thì chắc chắn được 1000 đồng(1100 đồng một chỉ vàng lúc bấy giờ)nếu làm một mình thì giàu rồi,nhưng T làm chung với 7 anh em khác nữa nên rốt cuộc thì cũng tạm qua ngày vì đâu phải ngày nào cũng vớ được món bở như thế nên chỉ đủ ăn cơm sườn, uống 1 chai 33 ở bên hông bưu điện Q5 và đủ để bã xã đi chợ cũng như phụ trang trải mọi thứ khác nữa.Công việc ở đây rất nặng,các Ht thử tưởng tương mình đã từng vát một thùng đinh 70kg đi lên lầu 3 khi giao cho trạm 2 VLXD ở đường Lê Thánh Tôn Q1 gần chợ Bến Thành.Dưới sức nặng của thùng đinh và sắc cạnh của nó đang đè trên vai, làm mình đau không thể tả nhưng vì cuộc sống T phải cắn răng đếm từng bưóc lên lầu,qua từng lầu một rồi cuối cùng cũng tới đích và cứ tiếp tục như thế cho đến hết , mà đâu phải chỉ có một thùng mà là 2 tấn rưởi(7người làm chung).Lúc đó không biết tại sao sức khoẻ lại tốt như thế ,có lẽ nhờ còn trẻ mới 30 tuổi mà lị.Đây chỉ là một trong những công việc nặng nhọc mà T đã từng trãi vì miếng cơm manh áo,vì cuộc sống gia đình mà chưa bao giờ T dám nghỉ đến là mình sẽ làm một công việc thấp hèn như thế nầy.Ngay chính Ba Mẹ T từ quê lên thăm con cũng phải rơi nước mắt khi biết con mình đã từng có bằng cấp nầy, bằng cấp nọ và cũng từng là một sĩ quan trong QLVNCH mà nay phải chấp nhận một công việc mà cả hai Người chưa bao giờ nghỉ tới. Quả là xót xa cho các đấng sinh thành trong hoàn cảnh éo le đó.Thành thật con xin lỗi Ba Mẹ, nào con có muốn như vậy đâu ,âu đó là vận nước, con chỉ là một hạt cát trong bải cát mênh mong của đất nước đang bị gió mưa dùi đập mà thôi. Sau một vài lần đình công vì bị xử ép, công ty quyết định cho tất cả chúng tôi nghỉ việc sau 2 năm làm việc tại đây.

Bây giờ phải tìm việc khác làm để sinh sống,mà làm việc gì đây vì mình thì nữa thầy nữa thợ biết tìm việc ở đâu đây.Đi bán chợ trời thì không vốn liếng và không phải sở trường cuả mình.Tình cờ gặp một người bạn quen sơ khi cùng uống cà fé vĩa hè hắn ta cho biết đang cần vài người làm mành trúc ở ngã 7 Lý thái Tổ Q10 và hỏi tôi muốn đi làm với hắn không.Theo như hắn ta nói thì công việc ở đây không nặng nhọc cho lắm chỉ cần khéo tay , kiên nhẩn và chịu khó đứng suốt ngày nhất là phải chịu được mùi sơn mà thôi.Thật tình mà nói trong lòng thì thích lắm vì sẽ kiếm được tiền phụ cho vợ,nhưng ngoài miệng thì còn làm bộ đắn đo cân nhắc ,rốt cuộc rồi cũng nhận lời làm cho hắn ta. Ngày đầu tiên đi làm ,mình thấy cái gì cũng mới lạ Từ đó đến giờ đâu biết mành trúc là cái gì cũng chưa mường tượng đó là cái gì.Bây giờ thì mới biết đó chỉ là những khúc trúc cắt dài khoãng 2 inches và nối lại bằng sợi kẽm nhỏ thành một giải dài khoãng 2 mét làm thành một sợi và chia ra nhiều loại tùy theo độ lớn nhỏ của ống trúc.Sau đó kết lại thành một màng dài ngắn khác nhau tùy theo khánh đặt hàng ,đồng thời sơn trên đó các cảnh như chùa một cột ,chợ Sài Gòn,con nai...ngay cả các ảnh của các tôn giáo đều được thực hiện trên mành trúc nầy.Việc sơn nầy là công việc mà T phải làm trong thời gian sắp tới,nó không khó khăn gì chỉ cái phải kiên nhẩn và đừng chán,cái quan trọng là có công việc để làm tuy nhiên T cũng không biết một ngày làm việc thì thu nhập đuợc bao nhiêu ? Đây chính là vấn đề cần quan tâm nhất trong lúc nầy.Hỏi ra thì được biết trong thời gian tập sự hắn ta chỉ trả 20 đồng ngày,sau đó thì trả theo "sản phẩm",sơn một tấm mành sẽ nhận 25 đồng.Sau nầy khi đã quen tay cao lắm một ngày chỉ sơn hơn 2 tấm rưởi vị chi môt ngày được 62 đồng 25 xu,một tháng 65.25x20 ngày 130đồng 50 xu .Vì hết cách lựa chọn mình phải nhận công việc nầy để có đồng ra đồng vào ,tuy không bao nhiêu nhưng nó cũng tạm phụ với bà xã để chi trả những chi phí sinh hoạt hằng ngày và may mắn là công việc của bà xã thì ổn định nên mình cũng tạm an tâm trong thời gian nầy. Đến năm 85 thì sản phẩm mành trúc đang thời kỳ tuột dốc , lẽ dĩ nhiên hàng họ không còn thì thợ thầy sẽ đội nón ra đi,mình cũng vậy ,phải giả từ mành trúc về nhà trông con cho vợ đi làm.

Vài tháng ở nhà giữ con ,thấy cuộc đời sao bi thảm quá ,không còn giờ để nhâm nhi ly cà fé sáng ở các quán quen biết nữa ,phải thay tả , cho con bú, ru con ngủ và chuẩn bị bửa cơm chiều...ngoài ra mọi thứ đều phải chi trả,nhất là phải trả tiền phòng hằng tháng( phòng mình mướn gần rạp hát Đại nam -Trần hung Đạo Q1),mình mới bàn với vợ phải kiếm việc gì làm thêm để phụ gia đình trong lúc túng quẩn nầy chớ ở nhà trông con chán quá.Rốt cuộc cả hai đồng ý mua xe xích lô để chạy kiếm cơm.Thế là bà xã về nhà bên má bả để điều đình mua lại xe xích lô của em vợ đang có ý định bán.Giá cả đã hoàn tất nhưng đâu có tiền để chung liền nên cũng chưa lấy và sang tên được,vì vậy phải đi vay đầu nầy đầu nọ và chơi một phần hụi nhưng phải hốt hụi đầu nếu không thì lấy đâu mà đóng hụi đây?Nhưng nhờ quen biết và bỏ cao giá nên đã hốt được hụi , mừng quá .Thế là sau khi giao đủ tiền mình lấy xe và đem sang tên ,sau đó mình còn phải đi học mấy ngày để lấy "giấy chứng nhận được phép chạy xe xích lô đạp" và rồi phải đóng niên liễm để "xin gia nhập công đoàn xe xích lô quận 5"(bắt buộc nếu muốn xe lăng bánh trên đường).Sau khi làm tất cả mọi thủ tục "đầu tiên" ,mình chính thức gia nhập đội ngủ xe xích lô đạp quận 5 nói riêng và thành phố Sài Gòn nói chung.Bây giờ mới chính thức đạp xe cả ngày để kiếm sống.Lúc chưa làm giấy tờ sang tên ,mình chỉ là thằng chạy lậu , mỗi khi thấy mấy bọn " cờ đỏ"(bọn nầy chuyên đi bắt xe xích lô không có pa tăng) hay cảnh sát giao thông đứng đàng xa đang kiểm tra xe xích lô là lập tức quay đầu lại và vọt lẹ nếu không kịp sẽ bị phạt và còn bị giam xe nữa thành thử chỉ chạy từ 4 giờ sáng tới 6 giờ sáng mỗi ngày vì trong khoãng thời gian nầy không có cảnh sát giao thông, sau đó về giao xe lại cho thằng em vợ chạy lúc 6 giờ sáng.Hôm nay thì khác, mình un dung chạy, không còn phải thức sớm, không còn phải nhớn nhác xem có "cờ đỏ" đằng trước không mà tìm đường vọt,mà lúc nầy sau khi uống cà fé xong khoãng 8 giớ sáng là bắt đầu ra quân (lúc nầy chúng tôi đã dọn về sống chung với Ba Mẹ vợ không còn ở thuê phòng nữa và con gái tôi gần một tuổi ở nhà chơi với Ông Ngoại nó),vừa chạy vừa tìm khách, mình cảm thấy khác hơn mấy ngày trước và cảm thấy sung sướng lắm nhất là trong những phút giây nầy không còn lo sợ bọn "cờ đỏ"nữa.

Đấy là buớc mở đầu nghề đạp xe xích lô của mình.

Lần sau T sẽ vẻ lại một bức tranh khá sinh động và lý thú cũng như cùng cực của nghề kiếm cơm của mình khi còn ở đất Sài Thành năm nào từ năm 86 đến tháng 7 năm 93.Mời quý Ht đón đọc 

47 Năm Hội Ngộ 01-09-2019

45 Năm Hội Ngộ 03-09-2017

43 Năm Hội Ngộ 05-09-2015

41 Năm Hội Ngộ 06-07-2013

38 Năm Hội Ngộ 04-07-2010