Monday, April 25, 2011

TRẢ LỜI TRUNG THUẬN-NÓI VỚI 372

Anh Thuận thân mến ,Các bạn 372 quí mến,
Cám ơn anh Thuận đã quan tâm và nghỉ đến tôi,đúng ra là nghỉ đến tình bạn bè,nên đã đánh thư gửi đến cho tơi.Tôi đã đọc kỷ thư anh nhiều lần, và xin gửi lời hồi đáp ngay.
Thấm thoát tôi vào diễn đàn đúng 8 tháng,đó cũng là khoảng thời gian anh em mình gặp lại nhau.Từ chỗ lạ lẩm,chúng ta thân quen.Bao kỷ niệm củ quay về,bao bạn bè mình tìm lại được.Câu nói của Trịnh Quan tôi vẫn còn nhớ.: 38 năm nay tao đi tìm mầy.Lần họp mặt đầu tiên với bạn bè,lần T.Quan về nước đầu tháng 9/2010,anh em nhiệt tình và cởi mở quá,tôi rất cảm kích.Về nhà,xem lại những ảnh củ trên blog hội ngộ,tôi đã nhận diện được bạn bè mình 38 năm về trước.Duyên cớ nào anh em ta gặp lại nhau?Tôi không phải người duy tâm,nhưng tôi tin tưởng có sự sắp bài của con tạo.Vào thập kỷ 90 của thế kỷ trước,nếu tôi không đến cửa hàng sửa chửa điện tử của Tươi 322,thì tôi đâu nhận ra người bạn tù với mình.Thằng tổ 9,đứa tổ 10.Rồi lần họp mặt Ngô Quyền ở VN, nếu Tươi không nhắc đến k.372,đến đđ 32,đến Triệu quang Vinh,Trần thế Phiệt và không dẫn đường thì làm sao tôi đến được với anh em.Sau lần nói chuyện với Kiến,Lạc,tôi cảm thấy hưng phấn thêm và đã hoàn thành bài tự truyện Điểm danh đồng đội-Gọi tên bạn bè trong vòng một ngày để gửi đến anh em.Từ đó tôi có ý tưởng,những kỷ niệm trãi qua trong đời,lần lượt tôi sẽ viết lại dưới dạng những bài bút ký.Khi nào sức khoẻ không cho phép,tôi sẽ lưu lại vào USB, sẽ thành một hồi ức của mình,để lại cho con cháu hiểu về ông cha của chúng.Viết cho tôi cũng là viết cho 372.Khi uống càphêvới những đứa bạn ở BH,chúng trách và nhắc nhở tôi
_Mầy không lo mạng mầy mà lo viết lách
Tôi cười.Tôi nghỉ mình cũng can đảm thật.Mọi trang mạng cớm đều quản lý tất cả.Khi bắt Cù hà huy Vũ,nó chộp cái laptop trước.Bắt vụ án quan trọng là nó chộp cái điện thoại cá nhân.Con dao 2 lưởi.Tôi chỉ viết một cách nhẹ nhàn để nhắc về kỷ niệm.Tôi không yêu nước nầy,tôi không ghét nước kia.Tôi không ghét chế độ nầy,tôi không thích thể chế nọ.Tôi chỉ yêu công bằng lẽ phải.Chiếc áo không làm nên nhà tu,con người mới là chân thật. Có lẽ sự nhiệt tình đó đã làm tôi bị đố kỵ.Có thể là hiểu lầm.Có thể là ganh tị,khiến tôi hơi nản chí.Đúng là tôi dùng từ hơi nặng nề quá.CHIA TAY, phải là TẠ LỖI thì mới nhẹ nhàng hơn.Bút sa gà chết, lời nói ra rồi không thể nào rút lại được.Im lặng vô tuyến có nghĩa là nghe nhiều nói ít,như đa số anh em áp dụng.Khi Bài ca ngợi quê hương được tải lên là cũng có duyên cớ.Trong hoàn cảnh nào,ý tưởng cũng có thể đến được .Bài thơ nầy tôi viết ra vào mùa xuân 1976,ở trong trại Phú lợi,để đăng báo tường.Mỗi tổ phải đóng góp một bài.vì có máu văn thơ nên bài thơ đó ra đời.Trong bối cảnh đó ta phải nói gì?Cũng có thể là tôi muốn lấy điểm để về với gia đình sớm?Tháng 4/77 tôi mới về với gia đình, anh bạn mình làm toán sai rồi. Sau đó nó lưu vào bộ nhớ của tôi.Khi gửi đến các bạn tập thơ Viết cho kỷ niệm ,tôi đã cất riêng vì thấy không phù hợp.Tôi chỉ gửi cho bạn thân là Võ hà Mỹ,trung úy phi công QL/VNCH.Đọc xong nó nói :Tao hiểu mầy. Khi gửi đến 372,tôi nghỉ ,nó là thước đo tư tưởng của anh em. 5 ý kiến hơi quyết liệt. 1 ý kiến nghỉ không biết phải của Luận, lẽ nào Luận viết như vậy?Và đã có kết quả ban đầu.Tôi đã bị im lặng vô tuyến thật sự:bịt miệng,cắt lưỡi.Thư gửi đi bị khóa, không đến được diễn đàn.Thư đến thì nhận được,nhưng bị lọt vào thư rác.Một kiểu trừng phạt thích đáng đây?Có lẽ phải nhờ Trung Thuận chuyển tiếp thôi?Tôi không năn nỉ, tôi không xin xỏ ai.Hậu quả mình làm mình chịu.Có anh em còn nhớ đến tôi,tôi cũng mến anh em đó.Có ý tưỡng tôi vẫn viết bài và gửi đến anh em qua email cá nhân. Như Hùng cận nói,còn mực còn viết.Với anh em nội địa, tôi vẫn sẽ liên lạc thường xuyên.Anh em nào về nước, nhiệt tình mời tôi vẫn đến họp mặt vời anh em.
Tôi không nhận mhình là trí thức,mà chỉ là trí thức nửa vời 2 năm đại học. Nhưng tôi hảnh diện về những ngôi trường đã trang bị kiến thức cho tôi:trung học NQ và đại học Vạn Hạnh.Tôi có những người thầy được xã hội tôn trọng.Thầy Thích minh Châu,thầy Thích giác Đức dạy chính trị quốc tế, thầy Tôn thất Thiện dạy môn chính trị quốc nội,thầy Vũ quốcThông, thầy Vũ quốcThúc...Tôi không tình nguyện vào Thủ đức,mà bị bắt buột, nhưng vẫn phải đi vì sĩ diện.Nghĩ về cuộc chiến trranh VN, tôi chỉ nhìn trên bình diện quốc tế từ sau đệ nhị thế chiến,Nghĩ mà thương cho dân tộc mình.Rồi thương người dân A phú hản,Irắc...Gần đây nửa là Bắc Phi. Tôi không thích cấp trên lảnh đạo của chúng ta , cuộc chiến chưa tàn mà bỏ chúng ta đi trước.
Ngàn nhát dao đâm tim rỉ máu
Người ngoảnh mặt đi bỏ chiến bào.
Năm tháng cùng nhau bên chiến tuyến.
Ta nghe canh cánh một niềm đau.
Đó là suy nghỉ của tôi về tình yêu, chiến tranh.Đúng là cọp chết để da, người ta chết để tiếng. Nhưng khi tôi chết anh em vẫn nhớ đến Đỗ công Luận, cũng như chúng ta nhớ đến Phan trần Thắng là tôi vui rồi.Khi ta dự tiệc,vẫn có phần cho Duy tấn Bính,Mai văn Hoàn, Đỗ công Danh...có lẽ anh em cũng sẽ ngậm hờn nơi chín suối.Hỉ, nộ, ái, ố, hoà quyện vào nhau tạo nên con người.Lòng tham lam dục vọng tạo nên xã hội.Thế giới không ngày nào bình yên.Diễn đàn chúng ta đôi lúc cũng dậy sóng.Trên diễn đàn tôi thấy anh em ít nói nhiều, chắc ngại va chạm.Có lúc cần sự kêu gọi anh em mới tỉnh giấc. Đôi khi có những mail nói vớ vẫn, không hay.Điều nầy tôi có trao đổi với Thuận lúc còn ở VN.Nói chuyện với Bá Hùng lúc ở Sài gòn,Bá Hùng nói:chúng ta phải làm sao cho diễn đàn nầy trường tồn.Tôi hiểu.Bên nớ có nhiều ý kiến. Bên ni cũng vậy.Sau 8 tháng làm quen trên diễn đàn,tôi đã có chút hiểu biết về computer. Thư nầy tôi gõ khoảng 3 tiếng đồng hồ.Chậm mà chắc.
Với tất cả tấm lòng,tôi xin chuyển tải đến anh em,qua Trung Thuận,những gì tôi suy nghỉ để chúng ta hiểu nhau.Tôi xin ghi nhận tình cảm củaThuận gửi đến cho tôi,dù chúng ta mới chỉ gặp lại nhau sau 8 tháng.Cảm ơn bạn nhắc lại những kỷ niệm lúc chúng ta họp mặt ở SG và gửi lời thăm rể út của tôi.Cháu không bao giờ quên bác Thuận đâu. Cháu cũng tình nghĩa như cha vợ vậy thôi.Kỷ niệm không thể nào quên.Tôi xin đón nhận những ý kiến đóng góp của các bạn.
Đỗ công Luận,324

47 Năm Hội Ngộ 01-09-2019

45 Năm Hội Ngộ 03-09-2017

43 Năm Hội Ngộ 05-09-2015

41 Năm Hội Ngộ 06-07-2013

38 Năm Hội Ngộ 04-07-2010